Diễn đàn seo - Forum seo danh sách mới nhất
  1. Chào Mừng Bạn Đến Với Hệ Thống Diễn Đàn Của Công Ty SEO PCI Group!
    --Khi Đăng Tin Và Viết Bài Trên Forum Cần Lưu Ý
    + Mỗi Tin Đăng, Bài Viết Phải Có Tiêu Đề Khác Nhau
    + Phải Có Nội Dung Khác Từ 30% Trở Lên
    + PCI có quyền Xóa, Sửa Bài viết Hoặc Banned Mà Không Cần Báo Trước Với Bất Kỳ Lý do gì
    Dismiss Notice

Nội soi dạ dày cần nhịn ăn bao lâu? 4 lưu ý nào cần tuân thủ?

Thảo luận trong 'Rao Vặt Miễn Phí' bắt đầu bởi mytamtube2017, 7/11/24 lúc 20:39.

  1. mytamtube2017

    mytamtube2017 Active Member

    Tham gia ngày:
    2/4/23
    Bài viết:
    2,151
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nữ
    Nội soi dạ dày cần nhịn ăn bao lâu?

    Kỹ thuật nội soi là một trong những phương pháp cần thiết để có thể thăm khám, và điều trị bệnh liên quan đến đường tiêu hoá. Trong đó, thủ thuật này sẽ được áp dụng riêng biệt đối với từng tình trạng sức khoẻ bệnh nhân. Hãy thông qua bài viết này, tìm hiểu về thủ thuật này, cũng như biết được rằng khi thực hiện nội soi dạ dày cần nhịn ăn bao lâu?

    Thủ thuật nội soi dạ dày là gì?

    Nội soi dạ dày, hay còn gọi là nội soi bao tử, một kỹ thuật cận lâm sàng. Phương pháp này sẽ đưa ống nội soi mềm vào bên trong đường tiêu hoá để quan sát các vùng tổn thương, các bất thường bên trong thực quản, dạ dày, tá tràng. Không chỉ quan sát, quá trình còn cho phép bác sĩ thực hiện những thủ thuật như lấy dị vật, cầm máu, hoặc hỗ trợ điều trị những bệnh lý khác, bao gồm giãn tĩnh mạch, phình vị.

    [​IMG]

    Thủ thuật nội soi dạ dày tương đối an toàn và hiếm xảy ra biến chứng. Điều mà chỉ thường xảy ra khi người bệnh có những phản ứng không phối hợp khiến quá trình bị ảnh hưởng. Một số biến chứng có thể xảy ra là:

    Thủng dạ dày, thực quản

    Biến chứng tim mạch

    Biến chứng hô hấp

    Phản ứng với thuốc gây mê/an thần

    Tỷ lệ xảy ra của từng biến chứng

    Khi nào cần nội soi dạ dày?

    Thông thường, nội soi dạ dày sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện, khi mà bệnh nhân có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lý liên quan đến tiêu hoá, như:

    Người bệnh có những dấu hiệu như, buồn nôn diễn ra nhiều lần, đau vùng xương ức, vị trí thượng vị dạ dày.

    Buồn nôn, chán ăn, tiêu hoá kém

    Ợ hơi, ợ chua, khó nuốt

    Phân có màu đen

    Ho liên tục, viêm họng kéo dài (nguyên nhân gây trào ngược dạ dày)

    Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày

    Gia đình có thành viên phát hiện bị vi khuẩn HP (HP dễ lây qua đường miệng)

    Lấy mẫu xét nghiệm sinh thiết

    Ai không nên thực hiện nội soi dạ dày?

    Nội soi dạ dày là một thủ thuật tương đối an toàn, ít gây ra biến chứng. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ không được chỉ định nội soi khi:

    Nghi ngờ về bục dạ dày

    Có vấn đề về tim mạch, bao gồm: Suy hô hấp, suy tim, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim,...

    Nội soi dạ dày cần nhịn ăn bao lâu?

    Nộ soi dạ dày sẽ được bác sĩ chỉ định bệnh nhân để bụng rỗng khi nội soi. Trường hợp có thức ăn trong khu vực này có thể ảnh hưởng đến quy trình test HP. Người bệnh thường cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thời gian nhịn ăn có thể từ 6 - 8 tiếng để có thể quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày, điều này còn giúp bệnh nhân tránh trào ngược. Để đảm bảo quy trình suôn sẻ, nên lưu ý:

    Nhịn ăn hoàn toàn tối thiểu 6-8 tiếng trước nội soi

    Không uống nước 4-6 giờ trước nội soi

    Với nội soi buổi sáng: nhịn ăn từ tối hôm trước

    Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cần ngưng uống các loại sữa, nước ép, cà phê, hoặc các loại nước có màu. Đây là các loại nước có thể bào lớp niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến việc quan sát của bác sĩ. Thông thường, để quy trình diễn ra thuận lợi, an toàn và không để người bệnh đói quá lâu, thì bệnh nhân nên thực hiện quy trình nội soi vào buổi sáng.

    Ngoài ra, người bệnh cần thông báo những loại thuốc đang sử dụng.

    Phương pháp nội soi dạ dày

    Hai phương pháp nội soi chính sẽ được thông qua 2 đường mũi, và miệng. Ngoài ra, người bệnh có thể chọn gây mê tùy theo tình trạng sức khoẻ của mỗi cá nhân. Hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của từng phương pháp sau:

    Nội soi dạ dày qua đường miệng

    Đây là phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội soi. Thủ thuật này sẽ được bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm, đưa qua đường miệng của bệnh nhân, qua vòm họng và đến thực quản, dạ dày. Hãy cùng điểm qua ưu và nhược điểm của phương pháp này:

    Ưu điểm: Có độ chính xác cao, đặc biệt nếu bệnh nhân phối hợp tốt cùng bác sĩ trong quy trình. Có chi phí thấp hơn so với những thủ thuật khác.

    Nhược điểm: Thủ thuật này được ứng dụng ống nội soi mềm có đường kính lớn. Vì thế, có thể kích thích các khu vực như, lưỡi gà, vòm khẩu cái hoặc đáy lưỡi, dẫn nên hiện tượng buồn nôn, khó chịu cho người nội soi.

    Nội soi dạ dày qua đường mũi

    Phương pháp này sẽ đưa ống nội soi qua đường mũi, qua thực quản và đi xuống dạ dày, hành tá tràng, tá tràng. Đây là thủ thuật cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp các tổn thương, hoặc các bệnh lý xảy ra tại những vị trí này. Một vài ưu và nhược điểm của hình thức này:

    Ưu điểm: Dễ thao tác, độ chính xác cao. Ống nội soi đường kính nhỏ (~5.9mm), nên có thể giảm thiểu cảm giác gây buồn nôn khi ống nội soi đi qua vùng lưỡi gà, hầu họng.

    Nhược điểm: Thủ thuật này không được ứng dụng cho những người hẹp khe mũi, hay có các bệnh lý khác tại mũi. Ngoài ra, chi phí phương pháp này cũng sẽ cao hơn nội soi qua đường miệng.

    Nội soi gây mê

    Một sự lựa chọn lý tưởng cho những ai lo lắng, hoặc sợ đau đớn khi thực hiện nội soi. Trường hợp này sẽ được bác sĩ áp dụng gây mê, từ đó người bệnh không có cảm giác khó chịu hoặc đau đớn.

    Ưu điểm: Nhờ gây mê, vì thế mà người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn, khó chịu hay buồn nôn. Song, điều này cũng loại bỏ được những phản ứng như cử động đột ngột, giãy giụa, đảm bảo giảm thiểu rủi ro biến chứng. Thời gian hồi tỉnh khoảng 30-60 phút và cần người đưa đón khi thực hiện thủ thuật gây mê.

    Nhược điểm: Thủ thuật này thường yêu cầu chi phí cao hơn so với phương pháp thông thường. Đặc biệt, thủ thuật này có thể yêu cầu một số xét nghiệm trước khi gây mê, bao gồm cả điện tim đồ.

    Lưu ý cần nắm sau khi nội soi dạ dày

    Thủ thuật này khi hoàn tất có thể khiến bệnh nhân khó chịu, đau rát ở vùng cổ họng. Bên cạnh đó có thể là cảm giác buồn nôn nhưng bệnh nhân không nên quá lo lắng. Cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất nên chỉ cần súc miệng bằng nước muối pha loãng. Đặc biệt, sau khi nội soi nên hạn chế ăn các loại đồ cay, nóng, hay chứa nhiều acid vì có thể gây tổn thương cho dạ dày.

    Thời gian bắt đầu ăn uống trở lại: Thông thường, bệnh nhân có thể ăn uống trở lại từ 1-2 giờ nếu như không có cảm giác khó chịu, buồn nôn. Tuy nhiên thì bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể, tuỳ thuộc thể trạng mỗi người.

    Các dấu hiệu bất thường cần theo dõi: Một số dấu hiệu bất thường bao gồm sốt cao (trên 38 độ C), đau bụng dữ dội, chảy máu từ miệng/hậu môn, nôn mửa kéo dài không thể kiểm soát, khó thở, chóng mặt, mệt mỏi bất thường.

    Khi nào cần liên hệ bác sĩ ngay: Khi bệnh nhân có các dấu hiệu kể trên sau khi nội soi, thì cần liên hệ với bác sĩ ngay, để có hướng xử trí kịp thời.

    Chế độ ăn trong 24h đầu sau nội soi: Trong 24h sau khi nội soi, bệnh nhân nên chọn chế độ ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hoá. Vì thế, nên ăn các loại thực phẩm mềm, như cháo hoặc soup và uống nước lọc, bù đắp nước đã mất. Tránh ăn các loại đồ ăn cứng, cay, hoặc nóng.

    Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về quy trình, cũng như khi nội soi dạ dày cần nhịn ăn bao lâu. Mong rằng bạn đọc có thể nhận được đầy đủ thông tin, để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất dành cho sức khỏe của mình.
     
Ads4

Chia sẻ trang này

Ads2