Diễn đàn seo - Forum seo danh sách mới nhất
  1. Chào Mừng Bạn Đến Với Hệ Thống Diễn Đàn Của Công Ty SEO PCI Group!
    --Khi Đăng Tin Và Viết Bài Trên Forum Cần Lưu Ý
    + Mỗi Tin Đăng, Bài Viết Phải Có Tiêu Đề Khác Nhau
    + Phải Có Nội Dung Khác Từ 30% Trở Lên
    + PCI có quyền Xóa, Sửa Bài viết Hoặc Banned Mà Không Cần Báo Trước Với Bất Kỳ Lý do gì
    Dismiss Notice

Đội tuyển Việt Nam và cuộc khủng hoảng thế hệ kế cận

Thảo luận trong 'Góc Tâm Sự' bắt đầu bởi thethao247, 27/9/21.

  1. thethao247

    thethao247 Active Member

    Tham gia ngày:
    11/9/20
    Bài viết:
    1,733
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    Từ lứa U19 Việt Nam lên đội tuyển quốc gia
    Quay ngược 8 năm về trước, bóng đá Việt Nam trình làng lứa cầu thủ U19 của bầu Đức với những gương mặt gây ấn tượng mạnh như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn…

    Xem thêm: https://nhacaiuytin247.info/soi-keo-nha-cai


    Lứa cầu thủ này chơi hay tới mức đã có nhiều đề xuất cho rằng Việt Nam nên cử đội U19 thay cho U23 tham dự SEA Games 2013. Nhưng không có chuyện đó xảy ra, bởi điều này chưa có tiền lệ.
    Nhưng có một sự thật khi đó lứa của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… không hề thua kém lứa U23. Thực tế đã chứng minh, đến kỳ SEA Games 2015, những cầu thủ ở tuổi 20-21 đã là trụ cột ở U23 Việt Nam, có người lên đội tuyển quốc gia (ĐTQG).
    Đội tuyển Việt Nam trong suốt những năm sau đó, không lo lắng về vấn đề lực lượng kế cận, khi nguồn cung rất dồi dào. Thậm chí lứa "gà nòi" của bầu Đức sau đó còn kết hợp với lứa U20 đi World Cup 2017 như Quang Hải, Tiến Linh, Đình Trọng, Đức Chinh, Duy Mạnh, tạo thành thế hệ thành công nhất lịch sử bóng đá Việt Nam.
    [​IMG]
    Lứa U19 Việt Nam "gây bão" từ năm 2013.
    Đặc biệt dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo, một nhà cầm quân tài ba và nhiều vận son, đã đưa các đội tuyển, từ U23 tới đội tuyển quốc gia, lên đỉnh cao với nhiều chiến tích vang dội.
    Cho đến hiện tại, HLV Park Hang Seo vẫn đang được hưởng thành quả từ khâu đào tạo trẻ. Những cầu thủ của U19 năm nào giờ bước vào độ tuổi sung sức nhất, với sự tích lũy về kinh nghiệm trận mạc, bản lĩnh và sự gắn kết, thích nghi nhanh với mọi chiến thuật, lối chơi.
    Với một đội quân như vậy, nên đội tuyển Việt Nam khi chia tay những đàn anh như Anh Đức, Văn Quyết… đã không gặp vấn đề về khoảng trống, mà ngược lại còn chơi tốt hơn, giàu sáng tạo và sức chiến đấu hơn.
    Giới chuyên môn đánh giá, HLV Park Hang Seo cùng đội tuyển Việt Nam vẫn tiếp tục có những giải đấu thành công trong khoảng 2 năm nữa. Nhưng sau đó, bóng đá Việt Nam sẽ lộ rất rõ những vấn đề về nhân sự. Sau lứa Quang Hải, Tuấn Anh, Xuân Trường, hiện tại chưa thấy một gương mặt nào sáng giá thực sự.
    [​IMG]
    Đội tuyển Việt Nam sở hữu thế hệ vàng.
    Việc đội tuyển Việt Nam đứt gãy thế hệ đã được tất cả nhìn thấy rất rõ, nhưng có vẻ như HLV Park Hang Seo cũng bất lực. Chiến lược gia người Hàn Quốc muốn trẻ hóa ĐTQG, nhưng không có mấy cầu thủ trẻ có thể làm được như Công Phượng, Tuấn Anh nhiều năm trước.
    Khủng hoảng thế hệ kế cận, vì đâu?
    Chuẩn bị cho SEA Games 31, HLV Park Hang Seo đã lên một danh sách tới 50 cầu thủ lứa U22, được tập luyện từ đầu năm 2020 tới nay. Sau rất nhiều đợt tập trung, bộ khung đội tuyển U22 Việt Nam vẫn chưa thành hình. Ông Park vẫn liên tục có sự thay đổi nhân sự ở đội U22, và chắc chắn chưa dừng lại.
    Có một sự thật đáng báo động là ở đội tuyển U22 hiện tại, không có một cái tên nào từng thi đấu ở SEA Games 2019. Hai cầu thủ đủ tuổi tham dự 2 kỳ SEA Games liên tiếp là thủ môn Văn Toản và hậu vệ Đoàn Văn Hậu thực tế là nhân sự ở đội tuyển Việt Nam.
    Chất lượng của đội U22 Việt Nam đã được thể hiện rất rõ trong 2 trận giao hữu với đội tuyển Việt Nam cuối năm ngoái. Trước đó, đầu năm 2020, đương kim Á quân U23 châu Á đã thất bại thê thảm ở Thái Lan, cũng bởi trong đội hình không còn nhiều trụ cột như 2 năm trước ở Thường Châu.
    [​IMG]
    Những gương mặt lạ ở U22 Việt Nam hiện tại.
    Ngay cả giới chuyên môn cũng không phải ai biết rõ các cầu thủ U22 hiện tại. Đơn giản bởi nhiều cầu thủ U22 thậm chí còn chưa được ra sân ở V-League trận nào, có người đang chơi ở hạng Nhất, thậm chí là hạng nhì.
    Rõ ràng sau lứa cầu thủ ở đội tuyển Việt Nam hiện tại là một khoảng trống mênh mông về lực lượng kế cận. Chúng ta đã ảo tưởng rằng Việt Nam có một hệ thống đào tạo trẻ tốt, đủ sức sản xuất ra nhiều thế hệ cầu thủ tài năng. Nhưng thực tế không phải như vậy.
    Làm bóng đá trẻ rất khó và không phải giai đoạn nào cũng có một lứa chất lượng, kể cả bóng đá thế giới cũng vậy. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn vào sự thật là ở Việt Nam, ngoài lò của HA Gia Lai, Viettel hay PVF, thì những lò còn lại ngay cả Hà Nội, không có một sự đầu tư chiều sâu, nhiều đội bóng thậm chí còn không đủ các đội U.
    [​IMG]
    Khâu đào tạo trẻ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
    Bóng đá Việt Nam phải chăm sóc các mầm non như thế nào để lấp đầy lỗ hổng phía sau thế hệ vàng? Đây chính là vấn đề mà HLV Park Hang Seo thường xuyên nhắc tới.
    V-League gần như không có đất diễn cho các cầu thủ trẻ, khi mà các đội chạy theo thành tích với việc sử dụng ngoại binh, cầu thủ nhập tịch.
    Hệ thống thi đấu của bóng đá trẻ Việt Nam cũng còn nhiều bất cập, các cầu thủ ít được cọ xát ở các giải quốc tế như lứa Công Phượng.
    Ở một vấn đề khác cũng được nhiều người đặt câu hỏi là việc sử dụng nhân sự ở đội tuyển Việt Nam của HLV Park Hang Seo. Có không ít cầu thủ trẻ như Việt Anh, Thanh Bình, Văn Toản, Hoàng Anh, Văn Xuân… được ông Park trao cơ hội khoác áo ĐTQG, nhưng hầu hết chỉ là lên tuyển để rèn luyện, học hỏi… rồi về.
    Quốc Huy
     
Ads4

Chia sẻ trang này

Ads2