Diễn đàn seo - Forum seo danh sách mới nhất
  1. Chào Mừng Bạn Đến Với Hệ Thống Diễn Đàn Của Công Ty SEO PCI Group!
    --Khi Đăng Tin Và Viết Bài Trên Forum Cần Lưu Ý
    + Mỗi Tin Đăng, Bài Viết Phải Có Tiêu Đề Khác Nhau
    + Phải Có Nội Dung Khác Từ 30% Trở Lên
    + PCI có quyền Xóa, Sửa Bài viết Hoặc Banned Mà Không Cần Báo Trước Với Bất Kỳ Lý do gì
    Dismiss Notice

Ai là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa?

Thảo luận trong 'Rao Vặt Miễn Phí' bắt đầu bởi thanhphuong2018, 14/12/24.

  1. thanhphuong2018

    thanhphuong2018 Active Member

    Tham gia ngày:
    18/5/22
    Bài viết:
    3,492
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Lí do bị viêm tai giữa
    Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến, nhất là ở trẻ em, nguyên nhân vì cấu trúc tai và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn toàn phát triển. Viêm tai giữa có các triệu chứng đặc trưng như suy giảm thính lực, sốt, khó ngủ, mất thăng bằng,... Song, viêm tai giữa cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Hãy khám phá những lý do bị viêm tai giữa trong bài viết ngày hôm nay nhé.
    Tổng quan về viêm tai giữa
    Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở khu vực tai giữa (sau màng nhĩ), dẫn đến biểu hiện như sưng, đau, sốt, chảy dịch mủ. Đây là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường gặp nhất là trẻ em (từ 6-36 tháng tuổi), do cấu trúc tai chưa hoàn toàn phát triển và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng, mà viêm tai giữa chia làm 3 loại:
    Viêm tai giữa cấp (Acute Otitis Media): Thường là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ (ống Eustachian), gây ra tích tụ chất lỏng trong tai giữa. Ngoài ra, các bệnh lý đường hô hấp trên cũng tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào tai giữa, dẫn đến viêm tai.
    [​IMG]
    Viêm tai giữa mạn tính (Chronic Otitis Media): Nguyên nhân từ viêm tai giữa cấp không được điều trị triệt để, hoặc có thể đến từ dị tật bẩm sinh, cấu trúc tai bất thường. Gây ra chảy dịch mủ tai kéo dài, giảm thính lực, và có thể nhiễm trùng tái phát.
    Viêm tai giữa có dịch mủ (Suppurative Otitis Media): Biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính, đến từ viêm nhiễm kéo dài trong tai giữa. Gây ra các biểu hiện như chảy mủ tai, đau tai âm ỉ, dai dẳng, nghe kém, và có thể dẫn đến các biến chứng như áp xe não, viêm xương chũm và thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.
    Một số triệu chứng điển hình của viêm tai giữa
    Khó ngủ.
    Khóc nhiều.
    Nghe kém.
    Phản ứng kém với âm thanh.
    Mất thăng bằng.
    Sốt cao (trên 38 độ C).
    Lý do bị viêm tai giữa là gì?
    Viêm tai giữa xảy ra khi có sự tích tụ dịch hoặc nhiễm trùng trong tai giữa. Các lý do bị viêm tai giữa chính thường đến từ tắc nghẽn vòi nhĩ, hoặc ảnh hưởng từ VA:
    1/ Vòi nhĩ (vòi Eustachian)
    Vòi nhĩ là một ống nhỏ nối giữa tai giữa và vùng sau của họng, mũi. Vai trò chính của Eustachian gồm:
    Cân bằng áp suất giữa tai giữa và môi trường bên ngoài.
    Dẫn chất lỏng từ tai giữa xuống vùng họng, mũi.
    Rối loạn chức năng vòi nhĩ là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm tai giữa, dẫn đến hiện tiện tắc nghẽn vòi nhĩ hoặc suy yếu chức năng dẫn chất lỏng. Trong đó, tắc nghẽn vòi nhĩ có thể đến từ nhiễm trùng đường hô hấp trên; dị ứng gây phù nề niêm mạc khiến vòi nhĩ hẹp; hoặc vòi nhĩ ngắn (ở trẻ) và nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ bị tắc.
    Bên cạnh đó, suy yếu chức năng lưu dẫn chất lỏng sẽ khiến chất lỏng tích tụ ở tai giữa, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển.
    2/ VA (Adenoids)
    VA là tổ chức lympho nằm phía sau vòm họng (thuộc hệ miễn dịch), có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Một số trường hợp VA có thể dẫn đến viêm tai giữa như:
    VA phì đại: Khi VA phì đại/quá phát, có thể chèn ép gây ra tắc vòi nhĩ, khiến vòi nhĩ rối loạn chức năng, gây ra viêm tai giữa.
    VA nhiễm trùng: Đây là ổ vi khuẩn tiềm ẩn, một số trường hợp có thể lan sang tai giữa qua vòi nhĩ.
    Trẻ em: VA phát triển mạnh ở trẻ em, lứa tuổi dễ bị viêm, tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa tái phát.
    3/ Một số lý do bị viêm tai giữa khác có thể kể đến là:
    Viêm, nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang,...
    Phản ứng dị ứng, gây ra tắc nghẽn đường thở và vòi nhĩ.
    Hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá.
    Cơ địa: Những người có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
    Bé có thói quen bú bình (khi nằm): Tăng nguy cơ dịch từ họng, mũi chảy vào tai giữa.
    Ai là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa?
    Một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn:
    Trẻ em dùng núm giả thường xuyên.
    Trẻ bú bình.
    Trẻ nhỏ đi nhà trẻ.
    Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cao.
    Thay đổi độ cao đột ngột.
    Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột trở lạnh.
    Gần đây mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai.
    Dị tật bẩm sinh mũi họng.
    Những biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa
    Suy giảm thính lực: Viêm tai giữa khiến dịch tích tụ trong tai giữa, cản trở quá trình rung động của màng nhĩ, chuỗi xương con và gây ra giảm thính lực tạm thời. Trường hợp kéo dài có thể gây ra suy giảm thính lực vĩnh viễn.
    Chậm nói, chậm phát triển ở trẻ nhỏ: Trẻ bị nghe kém do viêm tai giữa sẽ không tiếp nhận đầy đủ âm thanh để phát triển ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp. Điều này vô hình khiến trẻ chậm nói, khó khăn trong việc giao tiếp và học tập.
    Thủng màng nhĩ: Áp lực lớn từ dịch mủ tích tụ, hoặc nhiễm trùng nặng có thể khiến màng nhĩ bị rách, hoặc thậm chỉ thủng màng nhĩ.
    Viêm não hoặc viêm màng não: Nhiễm trùng tai giữa có thể lan đến não, tuy hiếm gặp nhưng biến chứng này vô cùng nguy hiểm.
    Một số biến chứng khác có thể kể đến là:
    Viêm tai xương chũm
    Liệt dây thần kinh mặt
    Viêm mê nhĩ
    Cách chẩn đoán viêm tai giữa
    Cùng tham khảo một số cách để bác sĩ thăm khám và tìm hiểu lý do bị viêm tai giữa:
    1/ Thăm khám vùng tai
    Soi bằng đèn soi tai: Bác sĩ sẽ quan sát màng nhĩ của bệnh nhân để tìm các biểu hiện điển hình, đồng thời kiểm tra sự tích tụ dịch hoặc mủ.
    Đo áp suất và sự di chuyển của màng nhĩ, phát hiện vị trí tích tụ dịch hoặc phát hiện rối loạn chức năng vòi nhĩ.
    2/ Thăm khám các bộ phận liền kề
    Kiểm tra mũi họng, VA: Tìm nguồn lây lan, hoặc các dấu hiệu viêm nhiễm ở họng hoặc mũi.
    Đánh giá chức năng thính giác: Đặc biệt cần thiết trong trường hợp nghi ngờ suy giảm thính lực, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
    Bổ sung thêm các kỹ thuật như:
    Chụp CT scan tai
    Xét nghiệm dịch tai
    Kiểm tra điện thính lực đồ (audiometry)
    Cách điều trị viêm tai giữa
    1/ Điều trị nội khoa
    Một vài biện pháp điều trị nội khoa:
    Thuốc kháng sinh: Thường được áp dụng khi viêm tai giữa do vi khuẩn gây nên hoặc có tình trạng nhiễm trùng nặng. Các loại kháng sinh thường dùng là Amoxicillin, có thể kết hợp cùng Clavulanate.
    Thuốc giảm đau, hạ sốt: Có thể được chỉ định Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau tai, đồng thời hạ sốt.
    Kháng viêm: Thuốc kháng viêm có tác dụng kháng viêm, giảm sưng.
    Nhỏ tai: Đối với các trường hợp thủng màng nhx, có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhỏ tai.
    2/ Phẫu thuật can thiệp
    Phẫu thuật thường được chỉ định khi các dấu hiệu không suy giảm dù đã sử dụng thuốc, hoặc bác sĩ sẽ yêu cầu trong một vài trường hợp nhiễm trùng lan rộng.
    Chọc hút dịch: Tạo một lỗ nhỏ trên màng nhĩ để hút dịch, mủ tích tụ trong tai giữa.
    Đặt ống thông khí: Đặt ống nhỏ qua màng nhĩ để duy trì thông khí, ngăn sự tích tụ dịch.
    Cắt VA: Nếu viêm VA gây tái phát viêm tai giữa hoặc khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn.
    Vá màng nhĩ: Trong trường hợp bệnh nhân bị thủng lâu dài hoặc tái phát nhiều lần.
    Phòng ngừa viêm tai giữa
    Để phòng tránh viêm tai giữa, bạn có thể thực hiện những điều sau. Đặc biệt, đối với trẻ em, phụ huynh cần lưu ý:
    Rửa tay thường xuyên, rửa cùng xà phòng trên 10 giây.
    Tránh tiếp xúc với người đang cảm lạnh, cúm.
    Tiêm phòng cúm, phế cầu khuẩn định kỳ.
    Tránh để nước vào tai, đặc biệt là nước bẩn và sau khi bơi.
    Không dùng tăm bông, các vật cứng, không vệ sinh để ngoáy tai.
    Điều trị viêm xoang, viêm VA, cảm lạnh, cúm triệt để.
    Tránh các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm như trẻ bú khi nằm, khói thuốc lá hoặc môi trường ô nhiễm.
    Đặc biệt ở trẻ từng bị viêm tai giữa, cần tái khám định kỳ để tránh nguy cơ tái phát.
    Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Vì thế, việc tìm hiểu rõ lý do bị viêm tai giữa cũng như cách phòng tránh là vô cùng cần thiết.
    Trong trường hợp bạn hoặc con em đang mắc các triệu chứng kể trên, hoặc những dấu hiệu viêm tai dần trở nặng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Phòng khám Quang Hiền có bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang là trưởng khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng), sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ bạn trên chặng đường phục hồi khả năng nghe, lấy lại chất lượng cuộc sống trước đây.
     
Ads4

Chia sẻ trang này

Ads2